cách làm bánh giày chả lụa
Tin tức

Cách làm bánh giày chả lụa mềm, dai, siêu đỉnh tại nhà

Bánh giày là món ăn truyền thống thường gặp vào các dịp lễ Tết tại Việt Nam. Mặc dù không được phổ biến như bánh chưng. Nhưng sự kết hợp ăn ý của bánh giày với chả lụa khiến nhiều bạn không thể quên được hương vị món ăn cổ truyền của dân tộc. Ngày nay, do sự không phổ biến của bánh giày nên bạn sẽ khó tìm mua chúng hơn. hay vào đó, bạn hãy học cách làm bánh giày chả lụa tại nhà thử nhé. 

  • Cách làm bánh giày mềm mà dai siêu đỉnh tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu bạn cần để làm bánh cũng hết sức đơn giản, bạn cần bột gạo và bọt gạo nếp, một chút dầu ăn và chả lụa bạn mua sẵn hoặc bạn cũng có thể tự học làm tại nhà. Bột gạo nếp, bột gạo tẻ bạn cần tỷ lệ 10:1, với khoảng 500g bột bạo nếp, bạn cần 50g bột gạo tẻ nhé.

cách làm bánh giày chả lụa

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh giày

Sau đó bạn đem trộn bột với nhau và trộn với nước ấm, bạn nhào kỹ bột với nước nhưng đổ nước từ từ để bột mềm và dính vừa đủ vào nhau. Sau đó bạn chuẩn bị một nồi hấp cách thủy lớn, dùng kéo cắt lá chuối hình tròn dạng bánh đặt vào nồi. 

Chế biến và thưởng thức

Bạn nặn bánh thành hình bánh tròn nhỏ rồi bỏ vào nồi hấp tầm 15 phút, bánh chín nỏ đều là bạn đã hoàn tất công đoạn làm bánh giày. Có một mẹo nhỏ khác là khi trộn bánh, thay vì trộn bằng nước lọc, bạn có thể trộn bằng sữa tươi không đường, bánh giày sau khi hấp sẽ có hương vị ngon hơn.

  • Cách làm bánh dày từ xôi dèo

Chuẩn bị nguyên liệu

Ngoài cách làm bánh dẻo kiểu truyền thống, bánh dày xôi dẻo có công thức làm bánh thơm ngon, đặc trưng hơn. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm: gạo nếp, đậu xanh, lá dừa, muối, dầu ăn. Gạo nếp khi mua, bạn cần chọn hạt to đều, chắc, có màu trắng đục, hạt căng bóng, có mùi thơm tự nhiên. Khi bạn nếm có vị ngọt nhẹ. 

cách làm bánh giày chả lụa

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh giày từ xôi dẻo

Chế biến

Gạo nếp bạn đem ngâm khoảng 8 tiếng trước khi bạn nấu xôi. Đỗ xanh thì bạn cần ngâm khoảng 30 phút. Bạn lấy lá dứa để lên nồi rồi đổ gạo vào trước và nấu cho gạo nếp chín thành xôi. Sau đó bạn lấy xôi ra xay với máy xay cho nhuyễn rồi vo đều lại thành bánh. Đậu xanh sau khi ngâm xong, bạn cũng cho vào nồi cơm điện, đổ nước để nấu chín đậu.

Thưởng thức

Đậu xanh sau khi chín bạn lấy ra xay nhuyễn rồi nặn thành bánh, và bỏ nhân bánh vào vỏ bánh giày rồi khép chặt lại. Vừng bạn bỏ chảo nên rang nhỏ lửa, cho vừng chín đều, rồi bạn cho vào cối giã với muối. Bạn dùng bánh dày nhân đậu xanh ăn với vừng thì sẽ vô cùng hấp dẫn.

 

  • Cách làm bánh giày nhân ngải cứu, chà bông trứng muối

Chuẩn bị nguyên liệu

Ngoài hương vị cổ truyền bánh giày nhân đậu xanh và bánh giày không nhân, còn có hương vị nhân ngải cứu, chà bông trứng muối hiện đại có thể sẽ làm bạn thấy yêu thích.  Nguyên liệu bạn cần chuyển bị bao gồm: bột nếp, bột gạo, trứng vịt muối, chà bông, lá ngải cứu, mật ong. 

Cách chế biến

Trứng muối bạn rửa sạch rồi hấp chín. Sau đó bạn cho trứng muối, chà bông, ngải cứu và mật ong xay nhuyễn. Rồi bạn nặn thành nhân bánh. Bột bạo, bột nếp bạn trộn với nước rồi nhào nhuyễn thành bột. Sau đó bạn ngâm bột vào nước ép ngải cứu sẽ khiến bột có màu xanh lá. Bạn lấy từng ít bột tán lá, cho nhân vào giữa rồi cuộn tròn lại, và đêm hấp để thánh bánh, 

Thưởng thức

Bánh giày nhân trứng muối sau khi hấp xong có vỏ ngoài màu xanh lá. Bên trong có nhân giăm bông, trứng muối, có vị mặn và ngậy của trứng. Bạn hãy thử làm và cảm nhận nhé.

  • Một số câu chuyện về bánh giày trong dịp lễ Tết của người Việt

Sự tích bánh giày cổ xưa

Bánh giày trong sự tích văn học của Việt Nam đã có từ rất lâu, dưới đời các vua Hùng. Bánh giày được tương truyền là do Lang Liêu nghĩ ra, nó có hình tròn với ý nghĩa tượng trưng cho trời. Bánh giày đi đôi với bánh chưng vào dịp lễ Tết với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính của dân tộc Việt với trời và đất. 

cách làm bánh giày chả lụa

Câu chuyện bánh giày ngày Tết Việt

Trong các gia đình Việt cổ xưa còn có tập tục hai vợ chồng còn chia nhau các công đoạn làm bánh. Chồng khỏe hơn sẽ đảm nhận các công việc nhào bột bánh ban đầu, còn vợ làm nặn và hấp bánh. Gia đình Việt thời xưa có truyền thống sinh đẻ nhiều. Nên khi làm bánh, hai vợ chồng sẽ làm số lượng bánh nhiều hơn. Bạn cũng lưu ý là bánh giày chay sẽ để được lâu hơn nhưng bánh giày nhân đậu xanh chỉ để được khoảng 2 ngày. Nên sau khi làm xong, bạn không nên để lại lâu. 

Lưu ý khi làm bánh giày

Bánh giày sẽ ngon hơn nếu bạn chọn nguyên liệu bột gạo hoặc gạo nếp làm bánh ngon. Quá trình nhào bột bạn cũng cần làm kỹ để bột mịn và dẻo hơn. Bạn cũng chọn một số loại nguyên liệu khác nhau để làm màu cho vỏ bánh như gấc làm bánh màu đỏ, khoai môn làm bánh màu tím. Với một đĩa bánh giày nhiều màu sắc và hương vị, bạn sẽ gây ấn tượng mạnh với các thành viên trong gia đình.

Ngoài những nhân bánh đặc trưng kể trên, bạn cũng có thể thử kết hợp làm các loại nhân bánh khác nhau. Nhưng bánh giày dù làm với công thức nào đi nữa, cũng không thể thiếu chả lụa ăn kèm. Mỗi lần ăn bánh, bạn có thể cảm nhận được không chỉ là một hương vị bánh thông thường. Bánh giày còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa của dân tộc, và mang cả những câu chuyện ký ức thời thơ bé của bạn. 

Bởi vậy, việc học làm bánh giày cũng là một cách lưu giữ văn hóa ẩm thực đẹp bao đời nay của người Việt. Trên đây là hướng dẫn cách làm món ăn với bánh giày chả lụa thơm ngon. Nếu bạn muốn đặt mua giò chả chế biến món ăn, hãy liên hệ với chúng tôi, chả lụa Cô Sa theo hotline 0937.820.544 để nhận tư vấn đặt hàng nhanh và có mức giá tốt nhất.

 

Xem thêm:

>>>> Quy trình sản xuất chả lụa 2021

>>> Báo giá sản phẩm tại đây.