Cách làm giò thủ xào
Tin tức

Cách làm giò thủ xào giòn ngon mà không bị ngán

Bên cạnh công thức làm giò chả, giò thủ xào là một món ăn độc đáo, có hương vị đặc trưng cũng không thể thiếu được trong mâm cơm gia đình Việt. Cách làm giò thủ xào liệu có phức tạp và cầu kỳ hơn giò lụa bình thường không, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

  • Cách làm giò thủ xào giòn ngon kiểu Bắc

Giò thủ là món ăn truyền thống của người miền Bắc nên hương vị ngon nhất là hương vị kiểu Bắc. Có thể bạn sẽ khó tìm thấy giò thủ hơn nếu bạn ở miền Trung hoặc Nam, nhưng nếu biết cách làm giò thủ xào, thì đây cũng là món ăn bạn nên thử và không nên bỏ lỡ trong các bữa ăn gia đình. 

Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm món giò thủ xào là thịt giò heo, lưỡi heo, tai heo, mũi heo, nấm mèo và các loại gia vị. Thịt giò heo và các các nguyên liệu khác bạn cho ngâm nước ấm rồi cạo sạch lông, khử tanh bằng muối hoặc rượu trắng. Nấm mèo bạn ngâm nước ấm để nó nở đều và thái nhỏ.

Cách làm giò thủ xào

Cách làm giò thủ xào kiểu Bắc

Luộc và xào thịt

Đầu tiên bạn chuẩn bị một nồi nước rồi đun sôi, bỏ các nguyên liệu thịt heo vào đun chín. Sau khi thịt heo chín mềm, bạn vớt ra và thái chúng thành những miếng nhỏ, vừa ăn. Tiếp đó, bạn bắc chảo dầu và bỏ các nguyên liệu vào xào. Bỏ gia vị vừa đủ, bao gồm muối, tiêu, mắm, hành, tỏi, hạt nêm. Khi thịt gần chín, bạn bỏ nấm mèo và đun thêm 1 chút rồi tắt bếp.

Gói giò thủ và bảo quản

Tiếp sau, bạn gói giò thủ bằng lá chuối, để nguội rồi cho vào tủ lạnh, sua đó bạn lấy ra để thưởng thức.

  • Cách làm giò thủ xào ngũ sắc

Ngoài cách làm truyền thống kể trên, giò thủ xào còn một cách làm nữa mà ít người biết hơn là cách làm giò thủ xào ngũ sắc. 

Chuẩn bị nguyên liệu

Giò thủ xào ngũ sắc cần có mọc, tai lợn, da lợn, trứng muối, trứng gà, cà rốt, mộc nhĩ, nấm đông cô và đậu Hà Lan. Đầu tiên, bạn cũng cần chuẩn bị sơ chế nguyên liệu bằng cách khử mùi tanh cho thịt lợn bằng nước muối, sau đó bạn thái nhỏ vừa miếng. Nấm đông cô bạn ngâm nước ấm cho nấm nở mềm rồi thái nhỏ. Cà rốt cũng thái nhỏ.

Cách làm giò thủ xào

Cách làm giò thủ xào ngũ sắc

Xào thịt

Sau đó bạn bắc chảo dầu và bỏ các nguyên liệu vào xào chín, cho thêm gia vị phù hợp gồm tiêu, hạt nêm, đường và nước mắm. Khi xào, bạn chú ý để nhỏ lửa, cho thêm 1 chút nước xào vừa tay, khi chín để cạn nước là vừa.

Chiên trứng

Sau đó bạn đập trứng gà vào tô rồi chiên trứng thành 1 lớp vỏ dày, cố gắng không làm rách vỏ trứng.

Cuộn giò

Bạn lấy trứng ra, cho các nguyên liệu vào trong mặt trừng và cuộn lại. Bạn để trứng lên màng bọc giấy bạc thì sẽ dễ cuộn trứng lại hơn nhé. Sau dó bạn mang đi hấp nóng, để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh tầm 50 phút rồi lấy ra dùng. Giò thủ xào ngũ sắc đạt chuẩn có vị vừa phải, có độ giòn, ngon thơm và có độ béo ngậy, màu sắc hấp dẫn.

Khi cuộn, bạn xếp nguyên liệu sao cho cân bằng để khi cắt ra chúng có màu sắc đều và cân đối. Trứng muối bạn đặt ở giữa, xung quanh lẫn mộc nhĩ và thịt heo, và đặt thêm 1,2 lát cà rốt rồi gói đều tay.

  • Một số loại giò không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt

Giò lụa- loại giò phổ biến nhất của người miền Bắc

Giò lụa gần như là loại giò không thể thiếu nhất với bất cứ một gia đình người Bắc nào, ưu điểm của giò lụa là nguyên liệu làm từ thịt lợn nên rất phổ biến. Cách gói giò lụa cũng dễ, không quá tốn công hay cầu kỳ nhưng hương vị thì rất thơm ngon và hấp dẫn. Giò lụa rất dễ chế biến món ăn và ăn với món nào cũng được.

Giò thủ- giòn mà không ngấy

Loại giò phổ biến thứ 2 bạn có thể gặp trong các dịp lễ tết của người miền Bắc đó là giò thủ. Ưu điểm của giò thủ là giòn mà không ngấy, nguyên liệu từ các bộ phận săn chắc của heo, kết hợp với hương vị thơm của nấm và mộc nhĩ, vị cay cay của hạt tiêu rất dễ ăn mà không sợ bị mập.

Cách làm giò thủ xào

Giò thủ- giòn mà không ngấy

Giò bò- đặc sản miền Trung

Trong các loại giò của Việt Nam, thì giò bò là loại giò dễ gây thương nhớ nhất. Hương vị giò bò vừa ngọt thơm, lại không bị ngấy. Giò bò ngon nhất là giò bò Đà Nẵng, bạn ăn một lần là nhớ mãi.

Giò giăm bông- đặc sản Nghệ An

Giò giăm bông được làm từ thịt bê, nó có vị giòn dai và có mùi vị của thịt xông khói. Bạn cũng hay bắt gặp loại giò này trong các mâm cơm gia đình người Việt vào các dịp đặc biệt. Giò giăm bông là đặc sản của Nghệ An, nó ăn sẽ ngon hơn nếu kết hợp với nước chấm chua và rau sống.

Giò bì- ngon giòn, lạ miệng

Còn một loại giò nữa bạn có thể gặp là giò bì. Giò bì vẫn là được chế biến từ thịt lợn nhưng có trộn thêm bì heo. Bì heo dai và giòn khiến miếng giò có hương vị lạ lạ, nhưng vẫn khá hấp dẫn. Ngoài ra, người Việt còn có món giò ngựa, là đặc sản giò của người Tây Bắc. Một số địa phương miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng với giò trâu, giò cá hồi Sapa là những món ăn vô cùng thơm ngon mà bạn nên thử một lần trong đời. 

Qua công thức và cách làm giò thủ xào cũng như các loại giò độc đáo khác của Việt Nam, chúng ta cũng phần nào thấy được sự đa dạng và sức sáng tạo của nền ẩm thực nước nhà. Ngoài những món ăn truyền thống mang bản sắc dân tộc, chúng ta còn có những món ăn mang đặc trưng của từng địa phương, chúng đều là những món ăn ngon hấp dẫn, tạo nên bản sắc văn hóa âm thực vừa riêng, vừa phong phú của Việt Nam. 

Trên đây, bạn đã học được thêm một công thức nấu ăn mới rồi phải không nào. Nếu bạn muốn đặt mua chả lụa, hãy liên hệ với chúng tôi, chả lụa Cô Sa theo hotline 0937.820.544 để nhận tư vấn đặt hàng nhanh và có mức giá tốt nhất.

 

Xem thêm:

>>>> Quy trình sản xuất chả lụa 2021

>>> Báo giá sản phẩm tại đây.